anh tin bai
 



image advertisement

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lễ hội truyền thống thôn Thiện An xã Đại Thắng
Lượt xem: 431

Lễ hội Làng Thiện Đăng thôn Thiện An xã Đại Thắng là hoạt động văn hóa tâm linh mang tính cộng đồng, là một trong những loại hình di tích độc đáo, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của địa phương. Thông qua đó thể hiện lòng tri ân, ôn lại lịch sử, công đức của các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Về dự có lãnh đạo trung tâm Văn hóa - TT  và thể thao huyện, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, lãnh đạo UBND xã, trưởng các ban ngành, đoàn thể của xã, đại diện các trường, trạm, công ty đóng trên địa bàn cùng đông đảo người dân địa phương và du khách tham dự Lễ hội truyền thống làng Thiện Đăng thôn Thiện An

 Lễ hội truyền thống làng Thiện Đăng thôn Thiện An được tổ chức theo định kỳ khoảng 3 năm một lần; lễ hội được tổ chức trong 3ngày 08, 09 và ngày10/3 (âm lich) với 2 nội dung gồm: phần lễ và phần hội (Trong đó, phần lễ với nghi rước văn tế Mẫu, rước kiệu theo truyền thống, tế nữ quan, lễ cầu an; phần hội ngoài các phần thi đã được bảo tồn như: “Cầu phao – Bịt mắt đánh trống” các trò chơi dân gian như: cờ tướng và giao lưu văn nghệ “ tiếng hát sân đình”…

Lễ hội làng Thiện Đăng là nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm tính nhân văn, thể hiện sự biết ơn, tri ân những công lao, lòng thành kính đối với tổ tiên và các bậc tiên hiền, tiền bối, những người đã ra sức xây dựng, phát triển làng xã. Đồng thời cầu mong cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian là nguồn lực khơi dậy sức mạnh cộng đồng, tạo nên những giá trị mới trong đời sống kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng quê hương phát triển theo hướng văn minh hiện đại thực sự là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của xã.

anh tin bai
anh tin bai

Đồng chí Đào Xuân Quỳnh - HUV, phó bí thư, Chủ tịch UBND xã trao quyết định kiện toàn Ban quản lý di tích và tặng hoa chúc mừng Lễ hội

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

 Khu di tích Lịch sử văn hóa “ Đình – Chùa- Phủ Làng Thiện Đăng thôn Thiện An” được UBND tỉnh Nam Định cấp bằng Công nhận “ Di tích lịch sử - văn hóa” vào năm 2008. Đình – Chùa- Phủ được tọa lạc trên một khu đất rộng là một địa điểm tín ngưỡng tâm linh của nhân dân làng Thiện Đăng gắn liền với các giá trị văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Đình thờ vị đức thánh “Triệu Việt Vương tên thật là Triệu Quang Phục” một vị Tướng thời nhà Lý có công dẹp giặc giữ nước; là các vị Thần trong truyền thuyết dân gian luôn mang lại mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt cho nhân dân. Ngoài việc thờ phụng, Đình còn là nơi sử dụng hội họp bàn việc làng, đình Thiện Đăng cũng là địa điểm tổ chức nhiều lớp học. Các lớp học được đặt tại giải vũ của đình dưới sự hướng dẫn của ông Vũ Văn Khương và bà Đoàn Thị Vá. Các lớp học kéo dài đến những năm 1952- 1953 và là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh mang tính chất đặc trưng của cộng đồng cư dân.

 Năm 1285, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt phong cho con là Thoát Hoan làm trấn Nam Vương đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh. Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông cùng với nhân dân Đại Việt quyết tâm đánh giặc. Vua phong cho Hưng Đạo đại vương làm Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn bộ lực lượng quân đội của cả nước, Bấy giờ tại thôn Thiện Đăng , xã Thời Mại huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường có Đình Thuyên và Nguyễn Phụng giữ chức đội trưởng thủy quân, cùng với tướng quân Trần Quốc Điển vâng mệnh Hưng Đạo đại vương mang 500 quân xuống thuyền từ cửa biển Đại An vào chiến trường Châu Hoan và Châu Ái nay thuộc khu vực hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, do thám tình hình quân địch. Trên vùng biển Châu Hoan, đoàn thuyền của tướng quân Quốc Điển gặp đoàn quân của Toa Đô, biết không thể địch nỏi, tướng Quân Trần Quốc Điển cho thuyền rút chạy qua cửa Càn Hải, quân nguyên đuổi theo. tướng Quân Trần Quốc Điển quyết định bỏ thuyền chay lên bờ, khi qua cửa đền thờ hoàng phi, các tướng Nguyễn Phụng, Đình Thuyên vào đền khấn lạy” Thần là người thôn Thiện Đăng, xã Thời Mại, phụng mệnh đi đánh giặc nay đơn độc đường cùng không chống lại được xin thánh mẫu phù giúp, đợi sau khi thoát nạn xin rước thần hiệu về quê lập Miếu thờ phụng” khấn xong thấy trời đất tối tăm mù mịt, sóng biển dâng cao, quân nguyên vô cùng hoảng sợ quay thuyền rút chạy tướng quân Quốc Điển, Nguyễn Phụng, Đình Thuyên thu được nhiều khí giớ và vài chục chiến thuyền.

Sau khi thắng trận trở về, thuyền qua mảnh đất Thiện Đăng thấy sóng cuộn dang cao, trời đất mịt mù, khi trời quang mây tạnh, thấy đầu sông bồi lên một gò hỏa tinh, bốn vị đứng trên gò truyền cho tướng Nguyễn Phụng, Đình Thuyên cùng dân Làng Thiện Đăng lập miếu phụng thờ các tướng Quốc Điển, Nguyễn Phụng, Đình Thuyên đem tâu sự linh phù của thần cho vua nghe, hoàng đế Nhân Tông liền ban cho 300 quan tiền xanh, sai người về thôn Thiện Đăng tu sửa miếu điện, phong cho thần là thượng đẳng, chuẩn cho nhân dân phụng thờ.

Trải qua các triều đại phong kiến, Tống Thái hậu cùng các công chúa âm phù vua đánh giặc, chê chở cho nhân dân. Hiện nay phủ Thiện Đăng còn lưu giữ được nhiều câu đối, đại tự có nội dung ca tụng công lao của thần, tiêu biểu là nội  dung câu đối.

Nam hải thần phong thiên hữu sắc

Càn môn ba tĩnh địa dư linh

 Dịch nghĩa

Biển nước Nam, Thần được phong tặng, trời ban sắc

Cửa Càn Hải sóng yên biển nặng, đất linh thiêng

 Phủ Làng Thiện Đăng thờ Đại càn Thánh mẫu Tứ vị Hồng nương Theo ngọc phả viết năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) còn lưu giữ tại phủ đời Trần có hai đội trưởng thủy quân là Đình Thuyên và Nguyễn Phụng được nữ thần đền càn Hải( làng Phương Cần xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) là Nam Hải tứ vị Hồng Nương có công phù trợ đánh giặc Toa Đô, nên rước tứ vị Hồng Nương về thờ lập phủ Thánh Bà ở phía Tây Bắc Làng (nay giáp Trạm Y tế xã) sau bị chiến Tranh tàn phá Phủ Bà được chuyển vào giữa Làng hiện nay. Trải qua từng giai đoạn lịch sử, Đình – Chùa – Phủ làng Thiện Đăng thôn Thiện An đã xuống cấp và được Nhân dân trong thôn phát tâm, đóng góp trung tu, tôn tạo nhiều lần nhưng giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, Đình- chùa- Phủ làng Thiện Đăng vẫn được bảo tồn và phát huy. 

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đình – chùa – Phủ làng Thiện Đăng còn là nơi hội họp, luyện tập quân sự của du kích cơ sở, bí mật nuôi dấu cán bộ, là nơi tổ chức các lớp Bình dân học vụ. Ngoài ra, Nhân dân làng Thiện Đăng đã đóng góp nhiều công sức cùng cả nước giành độc lập tự do, thống nhất tổ quốc. Trải qua từng giai đoạn lịch sử, Đình – Chùa – Phủ làng Thiện Đăng thôn Thiện An đã xuống cấp và được Nhân dân trong thôn phát tâm, đóng góp trung tu, tôn tạo nhiều lần. Từ những giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, Đình- chùa- Phủ làng Thiện Đăng được công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008. Hàng năm nhân dân trong làng vẫn tổ chức lễ kỳ phúc để nhang khói phụng thờ, cũng là để giáo dục các thế hệ người làng Thiện Đăng về các bậc tiền nhân đã lập làng, giữ làng và phát triển làng qua từng giai đoạn lịch sử.

Phát huy truyền thống của làng quê, trong những năm qua, chi bộ và nhân dân thôn Thiện An đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu giành  thắng lợi trên các lĩnh vực Kinh tế - văn hoá - xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các công trình phúc lợi công cộng, công trình tâm linh được đầu tư xây dựng bằng sự đóng góp của Nhân dân và sự hỗ trợ của con em xa quê như: nhà văn hóa, đền, chùa, phủ, Hồ của Làng, sân vui chơi thể thao của thanh thiếu niên, đường giao thông, hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư, đường bê tông nội đồng, với tổng trị giá hàng chục tỉ đồng. Nhiều ngôi nhà cao tầng mới được mọc lên, từ đường của các dòng họ được xây dựng bề thế. Hệ thống điện chiếu sáng đường làng ngõ xóm, sân đình được trang bị mới, góp phần làm cho làng quê Thiện Đăng thôn Thiện An thêm trù phú, văn minh.

Nhân dân trong thôn đoàn kết sống cởi mở chan hoà, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương. Truyền thống hiếu học trong nhiều năm qua được con em duy trì và phát huy, có nhiều học sinh chăm ngoan học giỏi. Hiện con em trong làng có người là phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ và nhiều người thành đạt ở nhiều lĩnh vực, đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ. Làng có đội thể dục dưỡng sinh của các cụ cao tuổi, đội bóng đá của thanh thiếu niên, các đội múa dân vũ của phụ nữ.

Việc tổ chức Lễ hội là nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân; cầu mong mưa thuận gió hòa, Nhân dân ngày càng có cuộc sống đủ đầy, sung túc; qua đây cũng là dịp gắn kết tình làng nghĩa xóm, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Lễ hội truyền thống Đình - Chùa -Phủ làng Thiện Đăng thôn Thiện An góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của quê hương và cũng là dịp để nhiều người con quê hương đang công tác, làm ăn ở xa cũng về dự hội, góp công góp sức tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa của địa phương ngày một khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân.

                                                                                                                        T/h: Đức Miêng

 

 

Tin khác
Cơ quan chủ quản: UBND XÃ ĐẠI THẮNG
Địa chỉ : UBND Xã Đại Thắng - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định
Email: xadaithang.vbn@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang