Xã Đại Thắng lan tỏa văn hóa “đi ăn cỗ giỗ không phong bì” và đám hiếu. đám hỷ không khói thuốc lá hướng tới xây dựng con người Đại Thắng sống nghĩa tình

Xã Đại Thắng là một miền quê vùng
chiêm Trũng, phía đông nam huyện Vụ Bản. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội
của địa phương, xã đã triển khai có
hiệu quả phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần
gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Để tiếp tục phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của quê hương và hình thành nhiều chuẩn mực
văn hóa, đạo đức mới, từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay, các cấp ủy
Đảng, chính quyền trong xã đã chỉ đạo triển khai thực hiện văn hóa “đi ăn cỗ giỗ không mang
phong bì
và trong đám hiếu, đám hỷ không khói thuốc lá” trên
địa bàn toàn xã, nhằm hướng tới xây
dựng con người Đại Thắng thân thiện, có lối sống tốt đẹp, với các đặc
tính cơ bản: “Nghĩa tình - Văn minh - Năng động - Sáng tạo”. Đây cũng là
một trong những nội dung quan trọng được đặt ra trong việc
thực hiện Nghị quyết 04 của BCH
Đảng bộ huyện Vụ Bản về xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đất Thiên
Bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp
theo.
Đi đầu triển khai thực hiện văn hóa “đi
ăn cỗ giỗ không mang phong bì và trong đám hiếu, đám hỷ. lễ hội không
khói thuốc lá”là thôn Trung Linh và thôn Thiện An của xã Đại Thắng


Ngày hội đại đoàn kết tại thôn Trung Linh, xã Đại Thắng
Gia đình ông Trần Chí Huân bí thư chi
bộ ở thôn Trung Linh, xã
Đại Thắng là một trong những gia đình đầu tiên trong thôn thực hiện không
nhận phong bì trong đám giỗ, năm 2021 sau khi sát nhập thôn Đông Linh và thôn Thượng Linh thành thôn
Trung Linh ông Trần Chí Huân được các đảng viên trong chi bộ tín nhiệm bầu làm
bí thư chi bộ thôn Trung Linh. Theo ông Huân cho biết ngay sau khi ông đảm
nhiệm giữ chức bí thư chi bộ thôn, ông đã họp bàn với cấp ủy, chi bộ ra nghị
quyết đi ăn cỗ giỗ không
mang phong bì và không nhận phong bì của người đến ăn cỗ được
các Đảng viên trong chi bộ hưởng ứng, nhất chí
100% và giao cho các Đảng viên tuyên truyền, vận động các gia đình anh
em, con cháu Đảng viên thực hiện đám
giỗ không nhận phong bì và đi ăn cỗ giỗ không mang phong bì, được 100% gia đình
Đảng viên trong thôn hưởng ứng. Nói về việc đi ăn cỗ giỗ không phong bì, ông
Trần Chí Huân chia sẻ: Có
lần tôi đi ăn cỗ giỗ, vô tình nghe được tâm sự của các cụ già về việc nhiều
đình đám, đi ăn cỗ giỗ không chỉ có phong bì còn phải có tí lễ. Nghe được câu
chuyện của các cụ, ông rất băn khoăn, chăn trở, thế là ông đã bàn bạc với cấp
ủy thôn và đưa ra họp bàn trong chi bộ Đảng về chủ trương đi ăn cỗ giỗ không phong
bì, được 100% Đảng viên trong chi bộ đồng tình hưởng ứng. Từ đó, văn hóa đi ăn
cỗ giỗ không mang phong bì dần hình thành. Ban đầu nhiều người dân còn e ngại,
sau nhiều đám giỗ, gia chủ không nhận phong bì, vậy là đi ăn cỗ giỗ không phong
bì thành thói quen...
Thôn Trung Linh, xã Đại Thắng có 358 hộ
dân với 1280 nhân khẩu. Những năm qua, việc xây dựng đời sống văn hóa ở
thôn Trung Linh được lồng ghép và gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng nông
thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần tạo nên sức sống mới, diện mạo mới
cho vùng quê đồng chiêm trũng. Điểm nổi bật nhất là cấp ủy và Ban công tác mặt
trận thôn đã tuyên truyền vận động được bà con Nhân dân trong thôn thực hiện
việc đi ăn cỗ giỗ không phong bì và đưa văn hóa đi ăn cỗ giỗ không phong bì vào hương ước xây
dựng nếp sống văn hóa của thôn. Được biết, các đám giỗ trong thôn thường được các hộ dân tổ chức với
qui mô khoảng hơn chục mâm cỗ mới anh em, họ hàng, bà con lối xóm, có gia đình
đông anh em làm từ 15 đến 20 mâm cỗ. Nhiều năm về trước, bà con trong thôn đi
ăn cỗ giỗ chỉ gọi là có lễ mọn như cân hoa quả, chai rượu, thẻ hương đến thắp hương người quá cố
và ăn cỗ đoàn kết với gia chủ. Nhưng đến những năm gần đây, bà con trong thôn
dần hình thành thói quen đi ăn cỗ giỗ ngoài mang lễ còn có cả phong bì. Từ đó,
gây ra một số dư luận không đẹp từ các đám giỗ. Nắm bắt được dư luận, chi ủy,
ban công tác mặt trận thôn và các đoàn
thể đã họp bàn và đi đến thông nhất là tuyên truyền, vận động Nhân dân đi ăn cỗ
giỗ không mang phong bì.Trong đó, phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán
bộ, đảng viên trong thôn thực hiện đi ăn cỗ không phong bì và không nhận phong
bì của người đến ăn cỗ khi gia đình có tổ chức đám giỗ. Bằng nhiều hình thức
tuyên truyền, từ năm 2021 đến nay, 100% đám giỗ ở thôn Trung Linh đều không
nhận phong bì và người đến ăn cỗ cũng không mang phong bì. Các đám giỗ được tổ
chức gọn nhẹ hơn. Ông Trần Xuân Lộc – Chi ủy viên chi bộ thôn chia sẻ: từ
năm 2020, chi ủy đã đưa vấn đề đi ăn cỗ giỗ không phong bì được chi bộ triển
khai sâu rộng đến các đoàn thể và Nhân dân. Trong đó, các đảng viên gương mẫu
đi đầu thực hiện. Đến nay, Nhân dân trong thôn thực hiện rất tốt và thôn Trung
Linh là thôn đầu tiên của xã Đại Thắng triển khai và thực hiện hiệu quả văn hóa
đi ăn cỗ giỗ không phong bì.





Lễ hội truyền thống làng Thiện Đăng thôn Thiện An
Cùng với thôn Trung Linh, Chi
bộ, Ban công tác Mặt trận thôn Thiện An phát động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
và lễ hội, cũng như thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng chống
tác hại của thuốc lá đã được thôn Thiện An triển khai thực hiện hiệu quả, nhờ đó việc mời, hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang và lễ
hội của thôn đã không còn.
Khi kể về các đám cưới, đám tang, lễ hội
cách đây khoảng 10 năm ông Nguyễn Mạnh Hiếu trưởng thôn Thiện An cho
biết người dân trên địa bàn
thôn, nhiều người không quên hình ảnh cô dâu, chú rể hoặc đại diện gia chủ cầm
bao thuốc lá đến tận nơi mời từng người. Nhiều đám “lịch sự” còn để sẵn một vài
bao thuốc lá và bao diêm trên bàn uống nước để khách lấy hút tự nhiên.
Những người hút thuốc thường hút tại
chỗ, hết điếu này đến điếu khác khiến cho đám cưới, đám tang, lễ hội là những
nơi tụ tập đông người, đã ngột ngạt càng bí bách hơn bởi khói thuốc lan tỏa.
Nhiều người là phụ nữ, trẻ em hay các bậc cao niên dù không hút nhưng vẫn rút
một vài điếu thuốc khi được mời để dành phần mang về cho người nhà…việc mời
thuốc lá ở đám cưới, đám tang, lễ hội được coi là một phần quan trọng khi gia
đình có việc lớn. Vì vậy, gia chủ luôn chú trọng thực hiện chu toàn để tránh bị
chê trách.
Ông Hiếu chia sẻ Song song với sự phát triển của xã hội,
ý thức thực hiện pháp luật và hiểu biết của người dân về tác hại của thuốc lá
đối với sức khỏe con người được nâng cao, thì việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền
miệng, trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn, đồng thời chi bộ ra
nghị quyết đám cưới, đám tang, lễ hội không khói
thuốc, các buổi sinh hoạt
chi bộ, các ban ngành, đoàn thể, họp thôn đã thống nhất đưa quy định không hút thuốc lá vào
hương ước, quy ước. Đặc biệt, từ khi Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang ban hành và Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đi vào
cuộc sống thì việc
không mời thuốc lá, không hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang và lễ hội trên
địa bàn thôn đã có chuyển biến tích
cực
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát
của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” của thôn cũng cho thấy, việc hút thuốc lá ở những nơi tập trung
đông người như đám cưới, đám tang và lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao gần như không
còn, việc mời thuốc lá
không còn. Việc đưa quy định không hút
thuốc vào Nghị quyết của chi bộ, vào hương ước của thôn là quan trọng, coi đây là một trong những tiêu chí
thi đua hằng năm để mỗi cán bộ đảng viên, người dân phấn
đấu thực hiện. Từ đó, tạo nếp sống văn minh, môi trường an toàn, thân thiện,
hạn chế được các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra, đồng thời nêu cao ý thức bảo vệ
và giữ gìn sức khỏe của mọi người, ông Hiếu chia sẻ lúc mới đầu triển khai quy
định việc không mời thuốc
lá, không hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang và lễ hội cũng gặp nhiều khó khăn
phản đối của các gia đình có đám song với sự quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền thôn rồi quy định trên
cũng thực hiện được.
Công tác phòng chống tác hại thuốc lá
gắn với thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xã Đại Thắng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp
ủy, chính quyền và các đoàn thể của xã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng
cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý
nghĩa của việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa, trong
các đám cưới, đám tang ở địa phương; kết hợp tuyên truyền về tác hại của thuốc
lá, các quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá...
Vì vậy, nhiều người dân đã nêu cao ý
thức, giảm, bỏ hoặc nhắc nhau không hút thuốc lá để hạn chế tác hại do hút
thuốc lá gây ra; trong đám cưới, đám tang gia chủ cũng không còn mời khách hút
thuốc lá như trước đây”.
Không hút thuốc lá không chỉ để bảo vệ
sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Không hút thuốc lá còn thực hiện
tiết kiệm kinh tế không nhỏ cho các gia đình có đám, điều quan trọng là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu để mọi người nhận thức ra và chính họ nói không với khói thuốc, từ đó góp phần thực hiện nếp sống văn minh, giảm ô nhiễm mỗi trường và tác
động tích cực đến việc xây dựng công sở, cơ quan, đơn vị không khói thuốc; giảm
nguy cơ mắc các loại bệnh tật có liên quan đến thuốc lá như: tim mạch, phổi…..
Vì vậy, mỗi người dân, mỗi cơ quan, đơn
vị hãy tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định
của pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá, để xây dựng môi trường sống
của chúng ta thật sự văn minh lành mạnh và không khói thuốc.
T/h: Đức
Miêng